Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Stade Tunisien vs Etoile du Sahel, 20h00 ngày 19/2: Khách ‘ghi điểm’ -
Mùa Lễ Vu Lan: Cài hoa hồng đỏ trên áo để nhớ mình còn là người hạnh phúcẢnh: Báo Nghệ An Là một Phật tử, mẹ tôi thường xúc động khi được các sư thầy ở chùa gắn lên ngực áo một bông hồng nhạt. Mẹ bảo do ông ngoại đã mất nên mẹ chỉ có thể cài lên áo màu hoa này, thật ngưỡng mộ những người còn đủ cha mẹ. Những lời nhỏ nhẹ nhưng khiến tôi thấm thía và ngậm ngùi. Bản thân chợt nhận ra không chỉ Vu Lan mà bất kỳ thời điểm nào trong đời, khi chúng ta vẫn còn cha mẹ bên cạnh, đều là những thời khắc hạnh phúc.
Người chở che cho ta suốt cuộc đời
Thời còn niên thiếu, tôi có đọc được câu nói rất hay: “Cha mẹ là người có thể thay thế tất cả người khác, nhưng không người nào có thể thay thế đươc cha mẹ”. Trải qua biết bao năm tháng, đến tận khi trưởng thành, tôi mới thấu hiểu hết ý nghĩa của câu nói này.
Mùa Vu Lan năm trước, khi ngồi nghe các sư thầy giảng về công ơn của đấng sinh thành, tôi chợt nhớ đến sự chở che, bảo bọc mà bản thân nhận được trong suốt ba mươi năm qua từ cha mẹ mình. Tôi nhớ đến gương mặt đẫm mồ hôi, kiên nhẫn của ba khi đứng dưới nắng, chờ đón tôi tan trường suốt gần 12 năm phổ thông. Tôi nhớ hình ảnh mẹ vất vả, không quản ngại khó nhọc chăm chút cho bản thân từng miếng ăn giấc ngủ.
Bất kỳ thời điểm nào khó khăn trong đời, ba mẹ là người duy nhất bên cạnh động viên và bảo bọc mỗi người chúng ta. Cá nhân tôi cho rằng công ơn sinh thành và dưỡng dục ấy không chỉ một vài lời có thể giải bày cho hết. Đó là kết quả của tình yêu thương và lòng bao dung mà ngoài cha mẹ, chẳng có bất kỳ ai có thể thay thế được.
Người truyền cảm hứng giản dị mà thấm thía
Vài năm trước, sau khoảng thời gian giảng dạy tại trường, tôi phải đối mặt với một tình huống rất nan giải trong nghề. Tâm trạng kiệt quệ, tinh thần sa sút khiến bản thân rơi dần vào trạng thái trầm cảm. Tôi rất muốn nghỉ việc, nhiều lần muốn buông bỏ ước mơ, nhưng lại không dám nói với bất kỳ ai.
Khi biết được điều này, mẹ nhỏ nhẹ nói với tôi: “Mẹ không muốn con buồn lòng vì bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Nhưng nếu con rời bỏ nơi ấy tức là con chấp nhận những điều họ nói sai về con. Dù mẹ biết con có khả năng tìm cho mình một con đường khác nhưng vì sao không cho con một cơ hội để ở lại. Thời gian qua đi, sẽ có lúc con thấy bản thân đúng đắn như thế nào. Con hãy yên tâm, vì mẹ luôn ở bên con và tin tưởng con tuyệt đối”.
Lời động viên giản dị mà thấm thía ấy đã khiến bản thân tôi vững tin vào lựa chọn ở lại và tiếp tục công việc. Thay vì suy nghĩ tiêu cực, tự giày vò tâm trí của bản thân, tôi học cách chấp nhận thực tại, ra sức kiên nhẫn và tận tâm hơn với công việc. Hơn bất kỳ ai, tôi luôn tin rằng dù thế giới quay lưng, mỗi người chúng ta vẫn còn gia đình và cha mẹ là “hậu phương” vững mạnh phía sau. Gia đình là nơi duy nhất có thể dang rộng đôi tay bảo bọc cho chúng ta qua biết bao mưa nắng đời thường giữa cuộc mưu sinh tất bật.
Người dạy tôi biết bao bài học về nhân sinh
Tôi luôn thấy bản thân rất may mắn khi được là con của ba mẹ mình. Ba mẹ không những là đấng sinh thành nhẫn nại, khoan dung mà còn là những người con rất hiếu thảo, yêu thương ông bà tôi hết mực.
Trước khi ông bà nội mất, tôi hiếm khi thấy ba khóc. Ba chỉ lẳng lặng đem cơm, chăm thuốc và vỗ về cơn đau của ông bà những ngày mỏi mệt trên giường bệnh.
Nhưng sau ngày ông bà ra đi, mỗi dịp đám giỗ, ba tôi đều lẳng lặng đứng sau bàn thờ, khóc đầm đìa cả vạt áo. Mỗi thời điểm như vậy, mẹ hay bảo tôi xuống nhà dưới, để cho ba được yên tĩnh với ông bà. Cũng bởi mẹ hiểu ba đau lòng đến độ nào trước sự ra đi của ông bà nội, mặc dù ba vẫn luôn nói: “Ông bà đã có những ngày cuối đời rất viên mãn, hẳn họ sẽ rất nhẹ lòng khi thấy con cháu vẫn bình an”. Rồi ba cũng đến chùa thường xuyên hơn, dẫu mỗi mùa Vu Lan vẫn xót xa vì bông hồng trắng trên áo mình.
Còn mẹ tôi vốn là người hoạt bát, hay thích trò chuyện với ông bà ngoại. Chín năm trước, bệnh tình của ông ngoại ngày một trở nặng. Mẹ tôi quyết định xin nghỉ việc tạm thời, ở nhà dành hết thời gian chăm sóc ông. Nhưng rồi, ông ngoại tôi cũng không qua khỏi. Mẹ đưa ông về nhà trên chiếc xe cứu thương của bệnh viện.
Kể từ thời điểm ấy đến nay, mỗi khi nhìn thấy chiếc xe cứu thương nào trên đường, mẹ đều nghĩ đến ông ngoại, đến ngày li biệt mà cả đời mẹ chẳng thể nào quên. Dù vậy, mẹ vẫn thường bảo mình vẫn còn may mắn vì còn có bà ngoại ở cạnh. Suốt mùa dịch bệnh, mẹ tôi đứng ngồi không yên vì bà ngoại hay trở bệnh. Mẹ kiên nhẫn nấu cháo, đút thuốc, pha nước cam thậm chí thông báo tình trạng dịch bệnh mỗi ngày cho bà. Từ hình ảnh ấy, tôi học được biết bao bài học nhân sinh về tình yêu thương và lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Tôi nghĩ Vu Lan không chỉ là dịp lễ để báo hiếu theo truyền thống của đạo Phật mà còn là thời điểm để nhắc nhở bản thân đã được nhận biết bao tình cảm thiêng liêng như thế nào từ các bậc sinh thành. Cài một đóa hoa hồng đỏ thắm trên ngực áo, để biết mình đang hạnh phúc ra sao, khi vẫn còn cha mẹ bên cạnh.
Hoài My
Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 theo gợi ý của chuyên giaNghệ nhân Ánh Tuyết cho rằng, khi làm mâm cơm cúng Rằm tháng 7, các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp khẩu vị, tránh lãng phí.">
-
Minh Thư (22 tuổi, sinh viên Đại học Kiến trúc TP HCM) đảm nhận thiết kế căn bếp cho gia đình sau khi dọn về chung cư mới. Thư chọn tông hồng trắng làm chủ đạo để giúp không gian dễ chịu hơn. Dụng cụ nấu ăn, chén bát, bàn ghế có thể dễ dàng tìm màu này. Nhưng tủ lạnh hồng khá hiếm vì hầu hết thiết bị này chỉ có các lựa chọn: trắng, xám, đen. Tủ lạnh đa sắc cho căn bếpCũng như Thư, nhiều người muốn thêm màu sắc mới cho gian bếp qua chiếc tủ lạnh nhưng không tìm được thiết kế như ý. Theo thông tin ghi nhận từ Samsung, phần lớn Gen Z và thế hệ Millennials lựa chọn nâng cấp tủ lạnh do các nhu cầu khác ngoài việc thay thế sản phẩm hỏng. Một số nhu cầu nổi bật như nâng cấp trải nghiệm, gia tăng dung tích và trang trí nội thất bếp.
Ngoài vai trò là nơi nấu nướng, căn bếp đang dần được nhiều người trẻ xem là không gian thư giãn, thỏa đam mê bếp núc, chụp ảnh check-in... nên cũng cần thể hiện cá tính, dấu ấn riêng.
">
-
Ba thắp nhang khấn vái bàn thờ gia tiên, rồi đem rượu ra bờ sông cúng Bà Cậu. Trong tâm thức của người gần trọn đời sống bám vào sông nước, ba tôi thấy sự thịnh nộ bất thường của con sông liền nghĩ đến điềm chẳng lành. Những con sông kêu cứuTôi nói với ba, chẳng phải thế lực siêu nhiên nào cả, một phần là do người ta hút cát dưới lòng sông, gây ra sạt lở. Ba tôi và mấy cao niên trong xóm không tin. Mọi người bảo chỗ đoạn đất lở mấy năm nay không hề có ghe nào đến lấy cát. Ngược lên phía thượng nguồn một chút thì có. Tôi giải thích là khi con sông bị lấy cát, dòng chảy sẽ thay đổi. Các dòng chảy này có thể tạo ra hiện tượng nước xoáy hoặc "đạp" thẳng vào bờ sông, khiến đất sạt lở.
Mỗi dòng sông tự nhiên được hình thành hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Thiên nhiên đã tạo cho nó thuộc tính cân bằng và bình ổn. Khi con người tác động vào, tính cân bằng bị phá vỡ. Việc khai thác cát quá mức ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, trong bối cảnh các nước thượng nguồn đã chặn nhiều đập thủy điện trên dòng Mekong, khiến lượng cát và phù sa không được bù đắp lại đầy đủ. Để cân bằng sự thiếu hụt, các con sông sẽ bào mòn đáy sông hoặc đất cát hai bên bờ, dẫn đến xói mòn bờ sông, sạt lở, kéo theo các công trình, nhà cửa ven bờ sụt xuống và phá vỡ thảm thực vật giữ bờ sông.
Khi người dân quê tôi bắt đầu hiểu ra, họ cũng chỉ biết bất lực nhìn những ghe khai thác cát dập dìu trên khắp các con sông ở miền Tây.
Hiện nay, các tỉnh, thành An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng có 76 mỏ cát được cấp phép khai thác công khai. 500 km bờ sông bờ biển ở miền Tây đã bị sạt lở; nhấn chìm gần 2.000 ngôi nhà và khiến 20.000 hộ dân phải di dời.
Người dân miền Tây vốn có tập quán định cư, mưu sinh ven sông ngòi, kinh rạch. Những vụ sạt lở đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn khiến người dân luôn sống trong nỗi thấp thỏm, bất an. Chính quyền một số nơi giải quyết cho người dân di dời, tái định cư để tránh rủi ro sạt lở, nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Bởi thay đổi môi trường sống sẽ kéo theo những hệ lụy, gây cản trở thói quen lao động sản xuất của người dân, phá vỡ sự cố kết giữa gia đình và làng xóm.
Người dân chính là đối tượng bị tác động nặng nề nhất do sạt lở, sụt lún đất đai ở miền Tây. Chính quyền các tỉnh vẫn đang cấp phép cho doanh nghiệp khai thác cát, song song với việc đổ kinh phí vào khắc phục hậu quả của hoạt động này. Người dân có thể không biết số tiền khổng lồ mà các doanh nghiệp đấu thầu khai thác cát đã "chảy" đi đâu. Nhưng họ phải đóng thuế để nhà nước chống sạt lở. Đó là một vòng quay luẩn quẩn, mà hậu quả, người dân đều lãnh đủ.
Việc bắt giữ, xử lý các vụ khai thác cát trái phép vẫn được báo chí đăng tải hàng ngày. Nhưng, tình trạng khai thác cát ở miền Tây vẫn diễn ra rầm rộ. Cái khó là người dân không thể biết đâu là đối tượng hút cát lậu, đâu là người khai thác được nhà nước cấp phép. Dân không thể giám sát, lực lượng chức năng không xử lý triệt để, "cát tặc" ngày càng ngang nhiên.
Chắc chắn không thể chấm dứt khai thác cát sông, vì nhu cầu xây dựng, san lấp mặt bằng, đôn cao đường sá đang cần một lượng cát rất lớn. Tuy nhiên, việc tác động vào bất cứ đoạn nào trong hệ thống sông Cửu Long cũng sẽ làm biến đổi kết cấu chung, gây ra hệ lụy. Do vậy, thay vì cấp phép khai thác cát sông một cách cục bộ, thiếu nhất quán như thời gian qua, chính quyền các tỉnh miền Tây cần bàn thảo một phương án khả thi, khoa học, đồng bộ. Việc cấp phép cần căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở thẩm định của các chuyên gia, giảm thiểu sự tác động đến môi trường. Cần đánh giá sự chênh lệch giữa lượng cát bồi đắp từ thượng nguồn với lượng cát khai thác hàng năm trên toàn đồng bằng, từ đó xây dựng chính sách khai thác cát bền vững. Về lâu dài, những dự án nghiên cứu sản xuất cát nhân tạo cần được tính đến, thay cho cát sông đang ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay, không thiếu những quy định pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó có cát sông. Nhưng thiếu sự giám sát và thực thi chặt chẽ, những con sông bị rút ruột vẫn hàng ngày kêu cứu.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">